CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN TRONG NGÀY TẾT

Những ngày Tết, các gia đình sẽ thường chuẩn bị rất nhiều loại đồ ăn để cúng gia tiên, cũng như là tiếp đón những vị khách quý đến chơi nhà. Đồ ăn sẽ thường được chuẩn bị rất nhiều nên việc còn thừa chính là một điều không thể nào tránh khỏi. Nhưng không phải ai ai cũng sẽ biết cách bảo quản tốt nhất.

Việc bảo quản thực phẩm lâu ngày vào những ngày Tết sẽ giúp cho gia đình của bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe. Hãy tham khảo bài viết này của IASO để có thể nắm được cách bảo quản thực phẩm một cách hiệu quả và thông minh nhất.

Bí quyết bảo quản thức ăn vào ngày Tết được tốt và đảm bảo nhất

–       Bảo quản chả giò, nem rán: Để bảo quản được tốt nem rán, sau khi gói xong, hãy xếp nem vào trong một cái khay rộng và không xếp nem dính sát vào với nhau. Sau đó, hãy cho khay vào trong ngăn đá tủ lạnh khoảng 40 phút đến khi nem cứng rồi mới lấy ra xếp nem vào hộp đậy kín, bỏ lại vào trong ngăn đông của tủ lạnh. Cách làm này có thể sẽ kéo dài thời gian sử dụng của nem lên đến 2 tuần và khi lấy nem ra cũng sẽ dễ dàng hơn.

–       Lạp xưởng: Lạp xưởng khô không nên được bảo quản vào trong tủ lạnh vì lượng mỡ trong lạp xưởng sẽ dễ bị đông lại và ăn không được ngon. Nên bảo quản lạp xưởng trong thùng gạo hoặc bỏ vào trong hộp, rổ… và đặt một chén rượu vào chính giữa, mùi rượu sẽ giúp xua đuổi các loại ruồi kiến mà vẫn giữ được lạp xưởng tươi ngon. Lạp xưởng tươi thì nên bỏ vào trong ngăn mát tủ lạnh, còn nếu muốn để lâu có thể để ngăn đông dùng được tới 1 tháng. Mỗi lần ăn chỉ nên lấy ra một lượng vừa đủ rồi đem đi chế biến trong ngày, không nên cất lại vào tủ lạnh sau khi đã chế biến, như vậy sẽ khiến cho lạp xưởng bị khô và mất đi mùi thơm vốn có.

–       Thịt đông: Với những loại thịt đông thì mọi người nên chia thành từng hộp nhỏ vừa đủ ăn với từng bữa để có thể bảo quản được ở trong ngăn mát tủ lạnh để vừa sẽ giúp giữ được hương vị đặc trưng, vừa giúp cho món ăn bảo quản được lâu hơn.

–       Bánh chưng, bánh tét: Bánh chưng, bánh tét sau khi luộc xong thì mọi người cần vớt bánh ra và rửa sạch với nước lạnh cho sạch hết nhựa, sau đó để ráo nước. Tiếp theo, chúng ta xếp bánh thành nhiều lớp và dùng những vật nặng để đè lên trong vài giờ để nước trong bánh có thể thoát ra. Sau đó, chỉ cần để bánh ở những nơi khô thoáng, không bụi bặm, ẩm thấp là có thể giữ và dùng trong thời gian lâu hơn.

–       Vệ sinh về tủ lạnh đang sử dụng: Trong tủ lạnh sẽ thường có hiện tượng đọng đá, những nước đá đọng lại ấy có mang những loại vi khuẩn của những thực phẩm trước vô hình chung khiến thực phẩm bị lây nhiễm về vi khuẩn. Trong tủ lạnh có những thực phẩm tươi sống hoàn toàn như thịt, cá nhưng cũng có những loại thực phẩm đã được nấu chín như là giò, chả. Nếu như chúng ta để chung cùng một nơi sẽ xảy ra hiện tượng “nhiễm chéo” từ các loại thực phẩm tươi sống sang loại thực phẩm đã được nấu chín.

Tags:
icons8-exercise-96 chat-active-icon chat-active-icon